Ghi chú

Xin mời các bạn cựu học sinh K76 (1969-1976) viết bài và gửi ảnh.
Xin vui lòng gửi về e-Mail: cuuhocsinhk76@gmail.com

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

LÁ THƯ HỌC TRÒ

      LÊ VĂN NGUYÊN      20.11.2013

Trong nhiều cảm xúc đời làm thầy giáo. Nhân dịp vừa nhận được thư học trò cũ, chia sẻ cùng các bạn đồng môn:
Từ những cánh thư học trò cũ,  bài thơ ngắn này ra đời:



Thư em  Nguyễn Kim Xanh   

                               Nha trang ngày17 tháng 11 năm 2013

     Thầy kính mến !!!
    Đã lâu con không về thăm Thầy, con được biết sức khỏe của Thầy yếu hơn trước nhiều.Con mong Thầy giữ gìn sức khỏe cho thật tốt. Đó là điều mong muốn đầu tiên của con.
   Con biết hàng ngày Thầy vẫn dõi theo bước chân của con,Thầy ơi, Thầy không phải là người dạy con những buổi học đầu tiên nhưng Thầy là người giúp con vượt qua lúc con gặp khó khăn trong cuộc đời , là người Thầy mà con mãi kính trọng.
  Con thật may mắn khi gặp Thầy và nhận được sự giúp đỡ tân tâm của Thầy. Con cảm ơn Thầy thời gian qua và sẽ mãi cảm ơn Thầy .Trong lúc gia đình con gặp khó khăn và hầu như con không còn nghị lực thì Thầy đã xuất hiện và giúp đỡ con rất nhiều.
   Gia đình con đã khó khăn. Ba vất vả nuôi chị em con ăn học ,Mẹ con bệnh phải thường xuyên nhập viện, người vất vả nhất là Ba con.Gia đình đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn, Chị Hai phải nghỉ học con rất buồn.
   Thời gian cứ trôi qua, sức học của con ngày càng giảm sút. Con thật sự chán nản dù biết mình phải cố gắn thật nhiều từ đó tinh thần học tập cuả con không còn ổn định như trước.
   Và có cái gì đó thay đổi khi con được làm học trò của Thầy .Con cảm ơn Thầy những tiết học mà Thầy đã dạy, con cảm ơn tấm lòng tận tâm và nhiệt tình của Thầy đã giúp cho con biết cách học tốt hơn. Con đã cảm nhận tấm lòng cao quý từ Thầy
  Bước vào cánh cữa đại học đem lại niềm cho Ba mẹ đó là mong ước của con. Đột ngột Ba con ra đi sau một tai nạn, cú sốc quá lớn đối với cả gia đình
  Thầy ơi , có phải con quá yếu đuối  không ? Nhưng thật sự tinh thần con bị suy sụp.Con không muốn gì hết , không chấp nhận được sự thật , con hụt hẫng và phẩn nộ vô cùng. Ba là người con thương yêu nhất , con chưa làm gì thật ý nghĩa cho Ba, vậy mà Ba ra đi không lời dặn dò.
  Suy nghĩ đến kỳ thi tốt nghiệp, đại học sẽ đến với mình như thế nào đây? Con dường như không còn sức lực để đi tiếp cánh cửa này ,đầu con trống rỗng và thấy mình thật vô dụng.
  Con cảm ơn Thầy , chính Thầy một bàn tay kỳ diệu, ấm áp xuất hiện quan tâm và giúp đỡ con. Con phải cảm nhận như thế nào nhỉ? Chính tấm lòng cao thượng, sự tận tâm và đầy nhiệt huyết của Thầy đã giúp đỡ con cố gắng vượt qua khoảng thời gian đau buồn ấy . Lời nói và việc làm của Thầy thật ân cần , ấm áp. Con đã cảm nhận được tấm lòng của Thầy dành cho con, nó thật ý nghĩ và tác động đối với  con lúc này. Chính hoàn cảnh khắc nghiệt ấy mà con càng cảm nhận thấm thía hơn tấm lòng cao quý của Thầy.Con biết ơn Thầy nhiều lắm.
  Nhớ lúc đó Thầy ở bên cạnh con khuyên bảo ,an ủi, động viên con cố gắng và làm nhiều việc để trấn an tinh thần con. Lời nói, việc làm nhỏ bé ấy thật có ý nghĩa biết bao đối với con. Con muốn nói với Thầy những lời biết ơn tận đáy lòng mình. Bài học về tình yêu thương mà Thầy day con bằng chính hành động của mình trở thành báu vật tình thần mà con có được trong cuộc đời, giúp con thành người và làm người. Con vô cùng biết ơn Thầy vì Thầy đã dạy dỗ và cho con nhiều tình thương đến thế… những gì con đạt được trong cuộc đời đều nhờ công dạy đỗ của Thầy- là người không thể thay thế, dù đi đâu làm gì thì Thầy vẫn mãi là người con quý trọng suốt cả cuộc đời
   Năm nay là năm thứ ba của con, con đã đi hơn nửa chặng đường, trong chặng đường con đi gặp không ít khó khăn và Thầy là nguồn động lực lớn cho con bước đi. Con sẽ cố gắng học thật tốt, sống thật tốt để không phụ tấm của lòng Thầy đã quan tâm , lo lắng dành cho con.
   Nhân nhà giáo Việt Nam 20-11. Con chúc Thầy luôn tràn ngập niềm vui, hạnh phúc , sức khỏe dồi dào và những lời chúc tốt đẹp nhất. Con cảm ơn Thầy                                                             
                                   
                 Cảm ơn Thầy cho con tất cả
                 Thầy cho con cuộc sống muôn màu
                 Thầy đã vun xới ướt mơ
                 Cho con thực hiện ước mơ của mình…                                                                    
                                         Học trò cũ của Thầy
                                          Nguyễn Kim Xanh                                                                                 

Thư em  Bích Thảo

                                        

    Sài Gòn, ngày 15 tháng 11 năm 2013

     Thầy Kính mến
    Bốn năm trôi qua nhanh thật kể từ ngày con được gặp Thầy, người Thầy đã tiếp cho con sức mạnh trong những khó khăn nhất của đời con. Giờ đây khi xa quê con mới có dịp viết thư cho Thầy.
    Thầy ơi!ở nhà,Thầy nhớ luyện tập cho đếu đặn,mùa đông này Thầy nhớ giữ ấm nha Thầy, con thật sự không muốn thời gian trôi đi nữa, con muốn nhìn thấy nụ cười của Thầy lúc con thành công, con muốn Thầy khỏe mạnh để tiếp tục đưa những chuyến đò cho những ước mơ ấp ủ, nhưng cho tới bây giờ con vẫn chưa làm gì được ra hồn cả, dẫu biết con người đâu thắng nổi quy luật tự nhiên , có phải con quá tham lam chăng?
Thầy ạ ! ơn Thầy con luôn luôn ghi nhớ , tình Thầy ngàn năm con cũng không sao đáp trả được. Nhưng thứ quý giá nhất mà con học được từ Thầy

    Đó là một nghị lực phi thường vươn lên trong cuộc sống, một trái tim yêu thương vô bờ bến và một sự hy sinh vô điều kiện. Con nhớ lắm một nụ cười hiền hậu, một phong cách giản dị và nhớ cả những lúc Thầy giận dữ la rầy chúng con, làm sao con quên được .Thầy chính là huyền thoại của đời con…là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ học sinh đi qua đó là tình yêu thương ,xẻ chia và niềm tin vững vàn để sống. Con biết dù đi đâu nhưng ánh mắt Thầy vẫn dõi theo chúng con,con xin hứa sẽ nổ lực hết mình và song thật tốt để không phụ lại những gì mà Thầy đã dành cho con. Hoàn cảnh là động lực để con vươn lên. Nhưng có những lúc con  yếu đuối và chán chường, con lại tự hỏi “mình vào Sài Gòn để làm gì?có phải để tìm một cuộc sống tốt hơn không?Vì ai? Không vì ai cả.. Là vì chính cái cuộc sống cơ cực và thiếu thốn mà con đã từng trải, chính là đứa em trai cần sự chăm sóc và dạy dỗ . Con cảm ơn vì Thầy đã đến, Thầy chính là nguồn động viên rất lớn đối với con, dù khi con là một công nhân hay là một sinh viên , thì mỗi bước chân con luôn có sự khích lệ của Thầy. Thầy ơi! một phút để nhìn lại con bỗng thấy bàng hoàng biết bao, khi con không thể giúp được gì cho Thầy. Thời gian đã bào mòn đi sức khỏe nhưng không lấy đi được sự lạc quan của Thầy, con thật sự ngưỡng mộ. Tết này con sẽ về thăm Thầy ,Thầy ráng ăn uống và giữ gìn sức khỏe ạ.
    Một lần nữa con xin cảm ơn Thầy , cảm ơn Thầy về tất cả…
   Con chúc Cô và Thầy Thầy sức khỏe, bình an. Những dòng thư ngắn ngủi không thể nói hết được những gì con muốn nói .Cô và Thầy chẳng khác nào như Ba Mẹ của con vậy, đó là điều kỳ diệu mà con may mắn có được.
                                                                                                 Kính thư
                                                                                            Học trò của Thầy
                                                                                                 Bích Thảo


Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

CHÚC QUÝ THẦY, QUÝ CÔ SỐNG VUI VÀ KHỎE MẠNH

CHÚC THẦY CÔ  NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VN


 Nhân dịp 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam
 Chúng em là học trò của Quý Thầy Quý Cô tại Trường Trung Học Nguyễn Huệ 
 Xin kính chúc Quý Thầy Quý Cô cùng gia đình được bình an , khỏe mạnh và vui vẻ
                                                            K76 đồng kính chúc

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

LỊCH SỬ TRƯỜNG của thầy Huỳnh Bá Củng

LỊCH SỬ TRƯỜNG NGUYỄN HUỆ

                       Tài liệu của thầy Huỳnh Bá Củng 

Trường Trung học Nguyễn Huệ được hình thành vào khoảng năm 1954 tại Phú thứ Huyện Tuy hoà. Lúc bấy giờ trường chỉ có 2 phòng học và 1 văn phòng với hơn 150 học sinh đựoc chia làm 4 lớp, 2 lớp đệ thất và 2 lớp đệ lục gồm có các thầy Huỳnh Tô là Hiệu trưởng, thầy Cao Sĩ Liễu , Thầy Trần Văn Kỳ ,Thầy Đinh Thành Bài, Thầy Nguyễn Quang Trứ, Thầy Võ Thủ Tịnh...


Đến năm 1955, vì tình hình an ninh, trường đã dời về Thị xã Tuy hoà, được tỉnh trưởng lúc bấy giờ chỉ định Thầy Đinh Thành Bài làm Hiệu trường và học sinh Huỳnh Tấn Trích phụ trách Hiệu Đoàn trường . Số học sinh trường Nguyễn Huệ ở Phú Thứ tiếp tục năm học mới 1955-1956 tại trường Trung học Nguyễn Huệ Tuy hoà có các khối lớp Thất, Lục, Ngũ , Tứ với sĩ số lên đến 282 học sinh gồm 242 nam sinh và 40 nữ sinh.

Ngày 26 tháng 06 năm 1956, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà ra Nghị định số 436-GD/NĐ công nhận hoạt động của nhà trường và từ năm học 1956-1957 Thầy Vũ Trí Phú là người qua đào tạo sư phạm làm Hiệu trưởng chính thức.

Cho đến năm học 1959-1960 nhà trường chỉ có Trung học đệ nhất cấp (THCS bây giờ, chỉ đến năm học 1960-1961 mới có thêm 2 lớp đệ Tam (lớp 10 hiện nay) và dần dần đến năm học 1963-1964 trường mới có đầy đủ 2 cấp: Trung học đệ nhất cấp và Trung học đệ nhị cấp, lúc bấy giờ khi thi Tú tài bán phần và toàn phần phải đi Qui nhơn hoặc Nha trang để thi, chỉ đến năm học 1972-1973 mới tổ chức thi ở Phú yên.

Về cơ sở vật chất nhà trường lúc bấy giờ cũng gặp nhiều khó khăn. Do thiếu phòng học nên một số lớp phải học nhờ ở trường Nữ tiểu học, toà Hành chánh Tỉnh . Đến 1961-1962 trường Nguyễn Huệ mới được xây dựng nhưng vẫn duy trì 2 cơ sở dành riêng cho mỗi cấp học

Năm học 1969-1970 nhà trường là một trong 11 trường trên toàn miền nam bấy giờ được chọn làm thí điểm về mô hình trường tổng hợp nên đổi tên thành trường Trung học tổng hợp Nguyễn Huệ ( vừa dạy văn hoá vừa dạy nghề) . Tầm vóc nhà trường được nâng lên. Bước đầu nhà trường mở được các lớp kinh tế gia đình. cắt may, đánh máy chữ và hướng đến dạy Doanh thương, canh nông, sửa chữa động cơ nổ. Các lớp này do giáo sư chuyên nghiệp phụ trách.
 


Ngày 1/4/1975 trường Nguyễn Huệ được đổi tên thành trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Huệ cấp 2 và 3

Những Hiệu Trưởng Trường Nguyễn Huệ:
01 1955 – 1956 Thầy Đinh Thành Bài
02 1956 – 1962 Thầy Vũ Trí Phú
03 1962 - 1963 Thầy Nguyễn Đăng Ngọc
04 1963 – 1971 Thầy Nguyễn Đức Giang
05 1971 - 1973 Thầy Lê Ngọc Giáng
06 1973 – th.3/1975 Thầy Tôn Thất Quế

Ghi chú do K76 tìm tài liệu thêm : ( Theo  Huỳnh Tấn Trích : Khi trường thành lập ở Phú Thứ thì chưa có thầy Đinh Thành Bài.  Không có thầy Trần Văn Kỳ - vì Ông Trần Văn Kỳ là Chánh văn phòng Tỉnh . Chỉ có em ông là thầy Trần Văn Chương dạy Việt văn và Vẽ )