Ghi chú

Xin mời các bạn cựu học sinh K76 (1969-1976) viết bài và gửi ảnh.
Xin vui lòng gửi về e-Mail: cuuhocsinhk76@gmail.com

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

LỊCH SỬ TRƯỜNG của Hiệu trưởng hiện nay: Lê Đức Kỳ

K76 sưu tầm

LỊCH SỬ TRƯỜNG NGUYỄN HUỆ  (của Hiệu trưởng hiện nay: Lê Đức Kỳ)  

tltr.gif
Trường THPT Nguyễn được thành lập cách đây hơn ½ thế kỷ trong bối cảnh chính trị xã hội phức tạp. Ngày 20 tháng 07năm 1954 Hiệp định Geneve được ký kết, đất nước bị phân chia làm 2 miền nam-bắc. Đi kèm với quân đội Pháp vào tiếp quản Phú yên là guồng máy chính quyền Ngô Đình Diệm được thiết lập ở địa phương trong đó có việc ổn định công tác giáo dục .       


Tháng 10 năm 1954, một ngôi trường mang tên trường Trung học Nguyễn Huệ được hình thành tại Phú thứ Huyện Tuy hoà ( nay là huyện Tây hoà ). Lúc bấy giờ trường chỉ có 2 phòng học và 1 văn phòng với hơn 150 học sinh đựoc chia làm 4 lớp, 2 lớp đệ thất và 2 lớp đệ lục. Theo trí nhớ của những người từng học ở đây thì Ban Giáo sư lúc bấy giờ có các thầy : thầy Huỳnh Tô là Hiệu trưởng , thầy Cao Sĩ Liễu , Thầy Trần Văn Kỳ ,Thầy Đinh Thành Bài, Thầy Nguyễn Quang Trứ, Thầy Võ Thủ Tịnh . . .


Tháng 4 năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm càng ngày càng thể hiện tính chất phản động, độc tài, gia đình trị nên ngay những ngày đầu thành lập, Thầy giáo và học sinh Nguyễn Huệ cũng đã âm ỷ chống đối bằng truyền đơn trong sân trường làm cho Tỉnh trưởng Phú yên bấy giờ là Lương Duy Uỷ ra lệnh bắt giữ các thầy Huỳnh Tô và Cao Sĩ Liễu và buộc nhà trường phải dời về Thị xã Tuy hoà, đặt ở trên vị trí Trường THCS Hùng Vương hiện nay đồng thời Tỉnh trưởng cũng chỉ định Thầy Đinh Thành Bài làm Hiệu trường và học sinh Huỳnh Tấn Trích phụ trách Hiệu Đoàn trường . Số học sinh trường Nguyễn Huệ ở Phú thứ tiếp tục năm học mới 1955-1956 tại trường Trung học Nguyễn Huệ Tuy hoà cộng với số tuyển mới toàn trường lúc bấy giờ có đủ các khối lớp Thất, Lục, Ngũ , Tứ với sĩ số lên đến 282 học sinh gồm 242 nam sinh và 40 nữ sinh.


 Ngày 26 tháng 06 năm 1956, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà ( chế độ cũ ) ra Nghị định số 436-GD/NĐ công nhận hoạt động của nhà trường và từ năm học 1956-1957 Thầy Võ Trí Phú là người qua đào tạo sư phạm làm Hiệu trưởng chính thức.


Cho đến năm học 1959-1960 nhà trường chỉ có Trung học đệ nhất cấp ( THCS bây giờ, chỉ đến năm học 1960-1961 mới có thêm 2 lớp đệ Tam ( lớp 10 hiện nay ) và dần dần đến năm học 1963-1964 trường mới có đầy đủ 2 cấp : Trung học đệ nhất cấp và Trung học đệ nhị cấp ,lúc bấy giờ khi thi Tú tài bán phần và toàn phần phải đi Qui nhơn hoặc Nha trang để thi, chỉ đến năm học 1972-1973 mới tổ chức thi ở Phú yên.


Về cơ sở vật chất nhà trường lúc bấy giờ cũng gặp nhiều khó khăn . Do thiếu phòng học nên một số lớp phải học nhờ ở trường Nữ tiểu học, toà Hành chánh Tỉnh . Đến 1961-1962 trường Nguyễn Huệ mới được xây dựng nhưng vẫn duy trì 2 cơ sở dành riêng cho mỗi cấp học
Năm học 1969-1970 nhà trường là một trong 11 trường trên toàn miền nam bấy giờ được chọn làm thí điểm về mô hình trường tổng hợp nên đổi tên thành trường Trung học tổng hợp Nguyễn Huệ ( vừa dạy văn hoá vừa dạy nghề ) . Tầm vóc nhà trường được nâng lên. Bước đầu nhà trường mở được các lớp kinh tế gia đình. Cát may, đánh máy chữ và hướng đến dạy Doanh thương, canh nông, sửa chữa động cơ nổ . các lớp này do giáo sư chuyên nghiệp phụ trách.


 q.GIF

Có thể nói trường Trung học Nguyễn Huệ Tuy hoà trong thời gian trước giải phóng không thua kém bất cứ trường Trung học nào của miền nam trước đây, nhà trường chú trọng tổ chức giảng dạy -học tập các môn văn hoá nhưng cũng  hết sức chú ý đến các hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ TDTT như : sinh hoạt Hiệu đoàn; hội trại mừng xuân; hội khảo chọn học sinh xuất sắc về văn chương, Toán, Sinh ngữ; hoạt động giao lưu với trường Trung Học Cường Để Qui nhơn và các trường khác  . . .


Ngày 1/4/1975 Phú yên được hoàn toàn giải phóng, trường THTH Nguyễn Huệ hân hoan đón chào một ngày mới, Trường được đổi tên thành trường cấp 2,3 Nguyễn Huệ và ngày 1 tháng 5 năm 1975 dưới sự chủ trì của thầy Phạm Hữu Sen, Hiệu trưởng nhà trường long trọng tổ chức lễ chào cờ học kỳ đầu tiên của chính quyền cách mạng để hoàn thành chương trình năm học 1974-1975.


Năm học 1975 -1976 bộ phận cấp 2 được tách về các trường cấp 2 mới trong thị xã Tuy hoà đồng thời học sinh cấp 3 ở các trường tư thục được chuyển về học ở trường Nguyễn Huệ nên trường chỉ còn một cấp học với 34 lớp , 1862 học sinh.


Từ đó đến nay theo luật giáo dục thay đổi trường có 2 lần đổi tên từ Trường cấp 3 Nguyễn Huệ thành trường Phổ thông trung học Nguyễn Huệ rồi Trung học phổ thông Nguyễn Huệ như hiện nay


Trải qua quá trình hình thành và phát triển trong thời gian hơn nửa thế kỷ, trường THPT Nguyễn Huệ đã tạo được một bề dày truyền thống về chất lượng đào tạo và giáo dục. Nhiều thế hệ học sinh trưởng thành đã và đang đóng sức mình cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.


Trong thời gian trước giải phóng 30/4/1975, dưới sự tác động của các sự kiện chính trị xã hội của miền nam lúc bấy giờ là nhân dân ta nổi lên chống chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Geneve - thống nhất đất nước, chống sự xâm lược của chế độ thực dân kiểu mới vào Việt nam, học sinh Nguyễn Huệ ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị, bát nhịp cùng phòng trào học sinh viên đấu tranh chống Đế quốc Mỹ và tay sai Nguỵ quyền Sài gòn, nhiều học sinh tìm cách liên lạc với kháng chiến, thoát ly tham gia kháng chiến hoặc hình thành những nhóm nhỏ có ý thức hướng về cách mạng trong nhà trường ,sau này những nhóm này trở thành nòng cốt cho phong trào đấu tranh của sinh viên - học sinh sau này ở sài gòn cũng như ở phú yên. Có thể nói sống và học tập trong môi trường chính trị - xã hội ở miền nam vô cùng phức tạp nhất là lúc lính Mỹ tràn vào, tệ nạn xã hội ngày càng nổi lên nghiêm trọng nhưng học sinh Nguyễn Huệ vẫn giữ vững ý chí và niềm tin vào cách mạng. Bên cạnh động cơ học tập để hiểu biết kiến thức giúp ích cho đời còn có động cơ học để khỏi đi lính vì nếu thi rớt Tú tài cũng đồng nghĩa với nhập ngũ quân đội sài gòn vì vậy học sinh hết sức coi trọng việc học tập nhưng đồng thời nhiều hoạt động tiến bộ cũng được học sinh công khai tổ chức trong trường như :
  •    Phổ biến các bài hát đấu tranh : Hát các cho đồng bào tôi nghe, Dậy mà đi, Tự nguyện, Người mẹ bàn cờ . . .
  •     Tổ chức những đêm lửa trại, sinh hoạt hội thảo hướng về cội nguồn, cảnh báo học sinh về tác hại của nền văn hoá thực dân mới và nêu cao truyền thống văn hoá dân tộc . Thầy và trò Nguyễn Huệ tự tổ chức lễ Giỗ tổ Hùng vương năm 1971 tại trường Nguyễn Huệ cũ với đêm lửa trại bừng bừng tiếng hát đấu tranh, yêu nước
  •     Học sinh Nguyễn Huệ cũng tự sinh hoạt và hình thành Đoàn Nhân – Trí – Dũng do một thầy giáo trẻ hướng dẫn. Chính nhóm này đã định hướng cho thanh niên học sinh nếp sống lành mạnh, tiến bộ, không chạy theo lối sống sa đoạ, đồi truỵ của xã hội chiến tranh do lính Mỹ mang lại .
       Chính nhờ những hoạt động tiến bộ của học sinh trong trường mà nhiều học sinh được kết nạp vào Thanh niên Nhân dân Cách mạng Thị xã Tuyhoà đang hoạt động bí mật trong lòng địch, tích cực tham gia các cuộc tấn tiến công và nổi dậy trong tết Mậu thân 1968 , chiến dịch mùa xuân đại thắng 1975. Nhiều học sinh hy sinh tuổi thanh xuân lên đường kháng chiến, có học sinh không thấy được ngày ca khúc khải hoàn nhưng tên tuổi của các học sinh này được cách mạng vinh danh và học sinh các thé hệ trường Nguyễn Huệ noi gương.
Cũng cần nói thêm về sức mạnh của học sinh Nguyễn Huệ trong cuộc biểu tình đốt chi cảnh sát Tuy hoà năm1971 để đấu tranh phản đối cảnh sát giết hại học sinh Hà Trấp  lớp 11B3 năm học 1971- 1972. Chính cuộc biểu tình này của học sinh Nguyễn Huệ đã tạo nên khí thế đấu tranh thắng lợi của nhân dân Tuy hoà. Vì vậy năm 1973 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt nam tặng cho trường Nguyễn Huệ "Huân chương giải phóng hạng ba“.Đây là niềm tự hào lớn cho thế hệ học sinh trong thời chống Mỹ.
        Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, nhà trường bước vào một thời ký mới thầy và trò trường Nguyễn Huệ đoàn kết thống nhất trong niềm vui chiến thắng, quyết tâm xây dựng nhà trường theo mục tiêu của nhà trường xã hội chủ nghĩa với phương châm nguyên lý giáo dục của Đảng "Học đi đôi với Hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" . Trong thời kỳ này nhà trường luôn là tập thể đi đầu trong các phong trào xã hội nhằm hàn gắn vết thương chiến, xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã hội mới , dấu chân và việc làm của học sinh Nguyễn Huệ hiện diện ở nhiều nơi trong tỉnh như : Khai quang phục hoá ở An hoà, Sơn thành,Lỗ rong; tham gia cùng nhân dân trong công tác thuỷ lợi, xây dựng sân vận động Thị xã Tuy hoà; trồng cây gây rừng chắn gió ở xã Bình kiến . . .


         Với tinh thần yêu nước vốn là truyền thống của trường, năm 1976 hằng trăm học sinh Nguyễn Huệ hăng hái tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ biên giới tây nam của tổ quốc bị đe doạ bỡi bè lũ diệt chủng PônPốt, đã chiến đấu anh dũng và cũng có học sinh nằm lại trên đất bạn không về.
 b.GIF

        Với mục tiêu giáo dục toàn diện chất lượng nhà trường luôn là trọng tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, kết quả hằng năm cho thấy học sinh Nguyễn Huệ chẳng những học giỏi về văn hoá mà còn đươc đánh giá cao vê tác phong, nền nếp, trật tự kỷ luật trường học được ổn định, luôn là lá cờ đầu của các phong trào văn nghệ, TDTT trong toàn ngành. Kết quả thi tốt tốt nghiệp và thi ĐH luôn ở thứ hạng cao so với các trường trong tỉnh . Các thế hệ học sinh Nguyễn Huệ có mặt khắp mọi miền của tổ quốc và trên thế giới, đã và đang và đang đóng góp sức mình cho công cuộc "Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá" nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Có học sinh Nguyễn Huệ là  nhà khoa học kỳ tài, là giáo sư, kỹ sư, Bác sỹ, doanh nhân giỏi. Nhiều học sinh trở lại mái trường xưa tiếp tục sự nghiệp của thầy cô đi trước là người đưa đò cho thế hệ trẻ " Vì sự nghiệp trăm năm trồng người "


        Bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập nhà trường tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới tư duy quản lý, cải tiến phương pháp giảng dạy, trang bị trang thiết bị cơ bản, hiện đại đáp ứng cho nhu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm thực hành thí nghiệm. Có thể nói cơ sở vật chất nhà trường hiện nay quá lâu, chưa nâng cấp nhưng nói chung hội đủ tiêu chuẩn cho một trường chuẩn quốc gia


        Với những kết quả đạt được nhà trường chiếm lĩnh được niềm tin của phụ huynh và nhân dân trong tỉnh. Nhà trường được chính phủ, lãnh đạo các cấp ghi nhận và khen tặng nhiều phần thưởng cao quý : 01 Huân chương Giải phóng hạng 3; 01 Huân chương Lao động hạng 3; 01 Huân chương Lao động hạng 2; 01Huân chương Lao động hạng nhất và nhiều cờ thi đua dẫn đầu ngành, nhiều bằng khen, giấy khen . . .


 f.GIF

        Nhìn lại một chặng đường dài, trải qua những thăng trầm của lích sử đất nước, trường THPT Nguyễn Huệ là niềm tự hào của biết bao thế hệ học sinh và nhân dân trong tỉnh, chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà trường, sự tận tâm của đội ngũ GV dày dặn kinh nghiệm, sự phối hợp có hiệu quả của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, kết quả của nhà trường hiện nay là bệ phóng chắc chắn cho nhà trường vượt lên phía trước sớm đạt được chuẩn quốc gia, xứng đáng là trung tâm văn hoá – KHKT của tỉnh nhà Phú yên.


STT
Khoảng thời gian
Hiệu trưởng
01
1955 – 1956
Thầy Đinh Thành Bài
02
1956 – 1962
Thầy Vũ Trí Phú
03
1962 - 1963
Thầy Nguyễn Đăng Ngọc
04
1963 – 1972
Thầy Nguyễn Đức Giang
05
1972 - 1973
Thầy Lê Ngọc Giáng
06
1973 – th.3/1975
Thầy Tôn Thất Quế
07
Th.4/1975 - 1979
Thầy Phạm Hữu Sen
08
1979 - 1983
Thầy Vũ Duy Quảng
09
1983 – 1984
Cô Đỗ Thị Đính
10
1984 - 1998
Thầy Phạm Hữu Sen
12
1998 – th.10/2006
Thầy Nguyễn Hữu Phước 
13
Th.10/2006 - th.3/2008
Thầy Đoàn Hữu Phước(Phó HT phụ trách )
14
Th.3/2008 đến nay
Thầy Lê Đức Kỳ

   




2 nhận xét:

  1. Địa chỉ siêu âm kiểm tra vòng tránh thai uy tín và chất lượng
    Hiện nay, siêu âm kiểm tra vòng tránh thai được sử dụng tại nhiều cơ sở y tế để chẩn đoán, hỗ trợ điều trị. Trong đó, Đa khoa Phương Nam đang sử dụng các thế hệ máy siêu âm màu hiện đại nhất hiện nay. Kết hợp đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể nhằm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
    >>> Siêu âm vòng tránh thai ở đâu chất lượng ?

    Trả lờiXóa